Cực trị có điều kiện (cực trị ràng buộc)

Ví dụ: Tìm cực trị của hàm z = 3x + 4y với điều kiện x^2 + y^2 = 1

Lập hàm Larrange: F(x, y, {\lambda}) = 3x + 4y + {\lambda}(x^2+y^2-1)

Giải hệ phương trình:

\left\{\begin{array}{l} F_x^{'} = 3 + 2{\lambda}.x = 0 \\ 4 + 2{\lambda}.y = 0 \\ x^2 + y^2 = 1 \\ \end{array} \right.

Từ 2 phương trình đầu, ta rút ra x = -{ \dfrac{3}{\lambda}} ; y = -{ \dfrac{2}{\lambda}} , sau đó thế vào phương trình 3 ta tìm được: \lambda = \pm { \dfrac{5}{2}}

– Với {\lambda} = { \dfrac{5}{2}} : x = -{ \dfrac{3}{5}} ; y = -{ \dfrac{4}{5}} \Rightarrow M \left( -{ \dfrac{3}{5}}; -{ \dfrac{4}{5}} \right)

– Với {\lambda} = -{ \dfrac{5}{2}} : x = { \dfrac{3}{5}} ; y = { \dfrac{4}{5}} \Rightarrow N \left( -{ \dfrac{3}{5}}; -{ \dfrac{4}{5}} \right)

Điều kiện đủ:

Cách 1: ta xét dấu của d^2F

– Với {\lambda} = { \dfrac{5}{2}} :

Ta có: { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x^2}} = 5 ; { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x{\partial}y}} =0 ; { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x^2}} = 5

Khi đó: d^2F = 5(dx^2+dy^2) > 0 , \forall dx,dy: -{ \dfrac{6}{5}}dx-{ \dfrac{8}{5}}dy = 0

Vậy hàm số có cực tiểu có điều kiện tại \left(-{ \dfrac{3}{5}} ;  -{ \dfrac{4}{5}}\right) và giá trị cực tiểu z = -5.

– Với {\lambda} = -{ \dfrac{5}{2}} :

Ta có: { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x^2}} = -5 ; { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x{\partial}y}} =0 ; { \dfrac{{\partial}^2F}{{\partial}x^2}} = -5

Khi đó: d^2F = -5(dx^2+dy^2) < 0 , \forall dx,dy: { \dfrac{6}{5}}dx+{ \dfrac{8}{5}}dy = 0

Vậy hàm số có cực đại có điều kiện tại \left({ \dfrac{3}{5}} ;  { \dfrac{4}{5}}\right) và giá trị cực đại  z = 5.

Cách 2: xác định dấu của định thức \Delta :

– Với {\lambda} = { \dfrac{5}{2}} :

Với g(x,y) = x^2 + y^2 - 1 \Rightarrow D = -{ \dfrac{6}{5}}; E = -{ \dfrac{8}{5}}

Ta có:  A = 5, B = 0, C = 5

Vậy: \Delta = - \left|\begin{array}{ccc} 0 & -{ \dfrac{6}{5}} & -{ \dfrac{8}{5}} \\ -{ \dfrac{6}{5}} & 5 & 0 \\ -{ \dfrac{8}{5}} & 0 & 5 \\ \end{array} \right| = 20

Vậy hàm số có cực tiểu có điều kiện tại \left(-{ \dfrac{3}{5}} ;  -{ \dfrac{4}{5}}\right) và giá trị cực tiểu z = -5.

– Với {\lambda} = -{ \dfrac{5}{2}} :

Với g(x,y) = x^2 + y^2 - 1 \Rightarrow D = { \dfrac{6}{5}}; E ={ \dfrac{8}{5}}

Ta có:  A = -5, B = 0, C = -5

Vậy: \Delta = - \left|\begin{array}{ccc} 0 & { \dfrac{6}{5}} & { \dfrac{8}{5}} \\ { \dfrac{6}{5}} & -5 & 0 \\ { \dfrac{8}{5}} & 0 & -5 \\ \end{array} \right| = -20

Vậy hàm số có cực đại có điều kiện tại \left({ \dfrac{3}{5}} ;  { \dfrac{4}{5}}\right) và giá trị cực đại  z = 5.


Bài tập giải mẫu: Tìm cực trị có điều kiện của hàm số: z = x^2+y^2 - xy + x + y - 4 , với x + y + 3 = 0 (2)

Cách 1: Chuyển về hàm 1 biến.

Từ (2) ta có: y = -x - 3 . Thế vào hàm số ta có:

z = x^2 + (x+3)^2 +x(x+3) - 7 = 3x^2 + 9x + 2

Ta có: z_x^{'} = 6x + 9 \Rightarrow z_x^{'} = 0 \Leftrightarrow x = -{ \dfrac{3}{2}}

Lập bảng biến thiên:

\begin{array}{c|ccccc} x & -{\infty} & \qquad & -{ \dfrac{3}{2}} & \qquad & +{\infty} \\ \hline z' & \qquad & - & 0 & + & \qquad \\ \hline z & +{\infty} & \searrow & -{ \dfrac{19}{4}} & \nearrow & +{\infty} \\ \end{array}

Vậy hàm số đạt cực tiểu có điều kiện tại x = y = - { \dfrac{3}{2}} , với z_{ct} = -{ \dfrac{19}{4}}

Cách 2: Lập hàm Larrange:

Xét F(x;y;{\lambda}) = x^2 + y^2 - xy + x + y - 4 +{\lambda}(x+y-3)

Tọa độ điểm dừng của hàm Larrange là nghiệm hệ:

\left\{\begin{array}{c} 2x - y + 1+{\lambda} = 0 \\ 2y - x +1+ {\lambda} = 0 \\ x + y - 3 = 0 \\ \end{array} \right.

Giải hệ phương trình ta có: x = y = -{ \dfrac{3}{2}} ; \lambda = { \dfrac{9}{2}}

Vậy tọa độ điểm dừng P \left(-{ \dfrac{3}{2}};-{ \dfrac{3}{2}} \right) ứng với \lambda = { \dfrac{9}{2}}

– Ta có: F_{xx}^{''} = 2 ; F_{xy}^{''} = -1 ; F_{yy}^{''} = 2

Cách 1: xét dấu d^2F:

Ta có: d^2F = 2dx^2-dxdy+2dy^2 , với dx, dy thỏa mãn pt: dx + dy = 0 (vi phân của (2) tại điểm P)

Khi đó: d^2F = 2dx^2-dx(-dx)+2(-dx)^2 = 5dx^2 > 0

Vậy hàm số đạt cực tiểu có điều kiện tại P và z_{ct} = -{ \dfrac{19}{4}}

Cách 2: Xét dấu \Delta

Ta có: A = 2 , B = -1, C = 2 ; D = 1 ; E = 1

Vậy: \Delta = - \left|\begin{array}{ccc} 0 & 1 & 1 \\ 1 & 2 & -1 \\ 1 & -1 & 2 \\ \end{array} \right| = 6 > 0

Vậy hàm số đạt cực tiểu tại P và z_{ct} = -{ \dfrac{19}{4}}


Bài tập tự giải: Tìm cực trị có điều kiện

 

1. z = { \dfrac{1}{x}} + { \dfrac{1}{y}} , với x + y = 2

2. z = 2x + y với x + 2y = 1

3. z = 4(x-y) -x^2 -y^2 với x^2 + y^2 \le 1

4. z = x^2 + 12xy + y^2 với 4x^2 + y^2 \le 25

23 responses to “Cực trị có điều kiện (cực trị ràng buộc)

  1. bài tập này hay đấy nhưng cần nhiều hơn để rèn luyện….
    thank you………

Bình luận về bài viết này